Tay đẩy hơi hay còn được gọi là tay co thủy lực, tay đẩy thủy lực, cùi chỏ hơi, cùi chỏ thủy lực,… Đây được xem là một trong những phụ kiện quan trọng được gắn trên cửa. Chúng có những công dụng rất tốt trong việc bảo vệ cánh cửa bị tác động mạnh từ ngoại cảnh. Để hiểu rõ thêm về thông tin của tay đẩy hơi và cách lắp đặt đúng chuẩn tại nhà. Mời các bạn xem và tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Tay đẩy hơi là gì? Chức năng của tay đẩy hơi?
Tay đẩy hơi (tiếng anh được gọi là “Door closer”) là loại phụ kiện đóng cửa tự động, bên cạnh bản lề sàn. Người ta thường lắp tay đẩy hơi ở các cửa với mục đích tránh sự tác động của gió mạnh gây hại cho cánh cửa. Giúp cho người sử dụng có thể đóng, mở cửa một cách nhẹ nhàng, êm ái.
Khi trang bị tay đẩy hơi thì sẽ được tự động điều chỉnh hoạt động đóng cửa. Ngoài ra, chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Đầu tiên là đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Thứ hai là có thể hạn chế các tình trạng bị va đập mạnh, hỏng hóc và giảm độ bền.
Ưu điểm của tay đẩy thủy lực
Việc lắp đặt tay đẩy thủy lực sẽ mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội, chẳng hạn như:
- Tăng khả năng chống trộm, chống cháy, hạn chế các tình huống bất ngờ xảy ra ở mức thấp nhất
- Ngoài ra, còn có một vài loại tay đẩy thủy lực có tính năng nhận diện thông minh
Ngày nay, trên thị trường Việt có rất nhiều nhà phân phối cung cấp tay đẩy tự động uy tín cao cấp như các thương hiệu như Hammered, Hafele,… Việc lựa chọn đúng phụ kiện mộc để lắp đặt vào tay đẩy hơi cho đúng cách giúp cho sản phẩm sử dụng lâu dài, tuổi thọ bền cao.
Hướng dẫn cách lắp ráp đúng chuẩn tại nhà
Cách lắp ráp tay đẩy hơi
Bước 1: Lấy dấu bắt vít
Thông thường, khi bạn mua tay co thủy lực thì trong mỗi hộp đều có hướng dẫn vị trí lắp. Bạn có thể dựa trên tờ giấy hướng dẫn để có thể lấy dấu để bắt vít cho đúng chuẩn.
Bước 2: Khoan mồi vị trí vặn vít
Sau khi đã lấy được dấu của vị trí các con vít thì bạn nên khoan mồi các vị trí này theo cách sau:
- Cách 1: bạn có thể dùng mũi khoan có đường kính nhỏ hơn đường kính vít để khoan
- Cách 2: bạn có thể bắn trực tiếp vít vào mà không cần khoan mồi
Chú ý:
- Đối với các loại cửa được làm bằng chất liệu nhựa hoặc gỗ thì bạn nên dùng vít đầu nhọn
- Đối với cửa kim loại thì bạn nên dùng vít có đầu tự khoan
Bước 3: Sau khi đã khoan mồi, bạn sẽ sử dụng vít để siết giữ cố định tay đòn, hộp thủy lực vào cửa
Bước 4: Sau đó, các bạn gắn tiếp các phần còn lại của tay đòn vào hộp thủy lực
Bước 5: Gắn cố định hai phần tay đòn lại với nhau
Ở phần cố định tay đòn thì:
- Đầu tiên, bạn nên chỉnh phần tay đòn thẳng góc 90 độ so với cánh cửa. Và chiều dài phải khớp với trục giữa hai tay đòn
- Thứ hai, bạn nên nhả lỏng con ốc lỏng ra một xíu để có thể giữ cố định chiều dài
- Thứ ba, bạn có thể vặn ra vào để tay đòn có thể dài hoặc ngắn lại miễn cho khớp với trục giữa hai tay đòn
Lưu ý
Khi lắp đặt tay co thủy lực, bạn cần nên lưu ý:
- Tuyệt đối không nên dùng tay đẩy, đóng cửa lại khi cửa đang chạy tự động
- Chỉ nên dừng cửa ở tại vị trí 90 độ
- Nếu cánh cửa có góc mở lớn hơn 90 độ thì bạn phải gắn thêm linh kiện định vị 90 độ. Để tránh các trường hợp làm tuột nhông khi đẩy rộng cánh cửa ra.
Bài viết trên đây Hammered đã cung cấp cho các bạn những thông tin về tay đẩy hơi. Hy vọng với bài viết này các bạn có thể hiểu rõ thêm về thông tin sản phẩm. Cũng như cách lắp đặt tay đẩy hơi tại nhà đúng chuẩn.