Ở phần lớn các công trình, cửa thoát hiểm luôn là hạng mục thi công được ưu tiên hàng đầu vì có vai trò vô cùng quan trọng. Khi gặp trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sử dụng cửa để di chuyển ra bên ngoài một cách nhanh chóng và tiện lợi. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cửa thoát hiểm, Phụ Kiện Hammered sẽ mang đến bạn một số thông tin bổ ích sau đây.
CỬA THOÁT HIỂM LÀ GÌ?
Cửa thoát hiểm còn được biết đến với tên gọi khác là cửa chống cháy và luôn trong tình trạng đóng kín ở trạng thái bình thường. Đúng như cái tên của nó, cửa sẽ hỗ trợ người bên trong tòa nhà thoát hiểm kịp thời nếu gặp phải tình trạng hỏa hoạn hoặc cháy nổ.
Chính vì thế, chủ công trình thường lắp đặt cửa chống cháy ở gần khu vực thang bộ hoặc hành lang vì đây là những lối thoát dẫn ra bên ngoài một cách an toàn. Bên cạnh đó, cửa thoát hiểm chống cháy cũng là lối đi để bộ phận an ninh kiểm tra và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy dễ dàng hơn.
Công dụng của cửa thoát hiểm
– Cửa dùng để thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp nên có thể bảo vệ tính mạng và sự an toàn của người bên trong tòa nhà.
– Cửa được làm từ chất liệu cao cấp là thép mạ điện giúp hạn chế sự xâm nhập của người lạ và tránh thất thoát tài sản.
– Cửa hỗ trợ đội ngũ an ninh thực hiện công tác kiểm tra và phòng chống hỏa hoạn hiệu quả.
CẤU TẠO CHUNG CỦA CỬA THOÁT HIỂM
Cửa lối thoát hiểm là loại cửa chuyên dùng tại các nhà xưởng, khách sạn, chung cư,… và được cấu tạo từ nhiều phụ kiện khác nhau. Bạn hãy cùng Hammered tham khảo những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về cửa thoát hiểm nhé.
Cấu tạo của cánh cửa và khung cửa
Tùy thuộc vào quy mô của công trình mà chủ đầu tư sẽ trang bị cửa thoát hiểm 1 cánh hoặc 2 cánh để phù hợp cho việc sử dụng. Loại cửa này được làm từ thép mạ điện với khả năng chịu nhiệt, chịu lực cao nên có thể đảm bảo an toàn cho bạn trong một số trường hợp khẩn cấp.
Điểm nổi bật trong thiết kế là phần khung cửa được sơn tĩnh điện 1 màu và có độ dày từ 1,2 đến 1,4mm. Nhờ đó, cửa sẽ có độ bền cao và góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cao cho tòa nhà. Đặc biệt hơn, cả hai mặt cánh của cửa đều được làm từ thép mạ điện với độ dày từ 0,8 – 1mm. Các thông số này sẽ đảm bảo cửa có độ chắc chắn nhất định để có thể bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng.
Phụ kiện của cửa thoát hiểm
Thông thường, cửa thoát hiểm đạt chuẩn sẽ bao gồm thanh thoát hiểm, tay co thủy lực và khóa cửa thoát hiểm. Đây là những bộ phận quan trọng giúp cửa hoạt động ổn định và dễ dàng đóng mở trong quá trình sử dụng. Thông tin cụ thể về từng loại phụ kiện mà Hammered đã nêu trên là:
Thanh thoát hiểm hay còn gọi là thanh đẩy panic là bộ phận không thể thiếu của cửa thoát hiểm chống cháy. Nhờ vào thanh đẩy, bạn có thể mở cửa bằng tay mà không cần phải sử dụng chìa khóa nếu gặp sự cố bên trong tòa nhà. 2 loại thanh thoát hiểm phổ biến hiện nay là:
– Thanh thoát hiểm đơn: Chiều dài trung bình của thanh đẩy là 1,045m và được thiết kế dành riêng cho loại cửa chống cháy 1 cánh có chiều cao tối đa 2,4m. Bạn chỉ cần dùng tay ấn một lực nhẹ lên cửa là thanh thoát hiểm sẽ tự động mở chốt khóa.
– Thanh thoát hiểm đôi: Khác với thanh đẩy đơn, thanh thoát hiểm đôi sẽ được sử dụng cho các loại cửa chống cháy có 2 cánh. Sản phẩm này được sản xuất từ chất liệu sắt và sơn điện tĩnh bên ngoài nên có độ bền cao và chắc chắn. Chiều dài của thanh đẩy là 1,045m và phù hợp cho những loại cửa có chiều cao tối đa 2,4m.
Tay co thủy lực
Tay co thủy lực (tên gọi khác là tay đẩy hơi) là phụ kiện chuyên dụng cho các dòng cửa thoát hiểm chống cháy tại các tòa nhà. Sản phẩm hoạt động bằng cơ học nên có thể giúp cửa tự động đóng lại sau khi mở ra. Bên cạnh đó, tay co thủy lực còn hỗ trợ hạn chế lực bên ngoài tác động lên cánh cửa nên sẽ hạn chế người lạ đột nhập từ bên ngoài.
Khóa cửa thoát hiểm
Đây là phụ kiện đi kèm với thanh đẩy thoát hiểm cho phép bạn mở cửa từ bên ngoài bằng chìa khóa. Nhờ vào sản phẩm, cửa có thể giữ cố định và khóa chặt ở cả 2 cánh để đảm bảo vấn đề an ninh.
PHÂN LOẠI CỬA THOÁT HIỂM
Mỗi loại cửa thoát hiểm sẽ được phân loại dựa trên chất liệu, khu vực và số cánh cửa. Chính vì thế, Hammered khuyên bạn nên xác định rõ mục đích và nhu cầu sử dụng để có thể lựa chọn loại cửa phù hợp. Một số phân loại cửa lối thoát hiểm đang có tại thương hiệu là:
Phân loại cửa thoát hiểm theo chất liệu
Cửa dành riêng cho lối thoát hiểm thường được sản xuất từ thép, gỗ hoặc inox. Sở dĩ bạn sẽ thường bắt gặp những chất liệu ở cửa chống chúng vì chúng có khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao. Tuy nhiên, mỗi loại thường có những ưu và nhược điểm riêng. Bạn hãy cùng Hammered tìm hiểu ngay sau đây nhé.
– Cửa thép vân gỗ thoát hiểm: Cửa được làm từ thép chống cháy nên có thể cách âm, ngăn lửa và chịu lực hiệu quả khi tòa nhà gặp sự cố. Ưu điểm của loại cửa này là có giá trị thẩm mỹ cao vì được phủ lớp vân gỗ đẹp mắt ở bên ngoài.
– Cửa thép thoát hiểm: Cửa thép có độ bền cao và hạn chế tình trạng cong vênh trong quá trình sử dụng. Chất liệu này khá phổ biến tại các công trình vì có khả năng chịu nhiệt từ 60 đến 120 phút nên sẽ đảm bảo an toàn trong các trường hợp cháy nổ. Tuy nhiên, mẫu mã của cửa thép thường không đẹp mắt như loại cửa thép vân gỗ.
– Cửa inox thoát hiểm: Inox là một trong những chất liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất cửa thoát hiểm. Cửa inox có khả năng chịu nhiệt và chống cháy lên đến 180 phút và phù hợp cho mọi điều kiện thời tiết. Tuy có chất lượng vượt trội nhưng loại cửa này lại có giá thành khá cao nên rất ít khách hàng sử dụng.
Phân loại cửa thoát hiểm theo kết cấu
Cửa thoát hiểm chống cháy sẽ được chia thành 2 loại chính là cửa 1 cánh và cửa 2 cánh. Tùy vào quy mô và diện tích của công tình mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn loại cửa thích hợp để sử dụng. Bạn hãy cùng Hammered phân loại rõ hơn về hai mẫu cửa này nhé.
– Cửa thoát hiểm 1 cánh: Đây là mẫu cửa chống cháy có 1 cánh được dùng phổ biến ở các công trình có quy mô vừa và nhỏ, chiều ngang hẹp. Thông thường, cửa 1 cánh sẽ được lắp đặt thanh panic đơn đi kèm để thuận tiện trong việc sử dụng. Bạn chỉ cần ấn nhẹ vào cửa là chốt khóa sẽ tự động mở ra.
– Cửa thoát hiểm 2 cánh: Những công trình có diện tích và sức chứa lớn thường sử dụng cửa thoát hiểm đôi để cho phép nhiều người cùng di chuyển cùng một lúc. Cửa chống cháy 2 cánh sẽ có cấu tạo gồm 1 thanh khóa đơn, 1 thanh khóa đôi liên kết với chốt trên và chốt dưới. Khi cần di chuyển ra bên ngoài, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào cửa thì thanh đẩy sẽ mở ra.
Phân loại cửa thoát hiểm theo tính năng
Không chỉ đa dạng về số cánh cửa và chất liệu, các mẫu cửa chống cháy còn được phân loại theo tính năng thoát hiểm. Hãy để Hammered giới thiệu rõ hơn cho bạn về công năng cửa từng loại cửa nhé.
– Cửa thoát hiểm thông thường: Mẫu cửa này sẽ liên kết với các khu vực trống hoặc sân ở tầng 1 tại một số nhà xưởng, xí nghiệp. Đặc điểm của cửa thoát hiểm là không có khả năng chống cháy mà chỉ sử dụng để dẫn ra bên ngoài.
– Cửa thoát hiểm chống cháy: Loại cửa này thường được lắp đặt ở các địa điểm như chung cư, bệnh viện, khách sạn,… để người ở bên trong di chuyển ra lối thoát khi gặp sự cố. Cửa sẽ làm từ chất liệu chống cháy nhằm bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng.
MUA PHỤ KIỆN CỬA THOÁT HIỂM Ở ĐÂU GIÁ TỐT?
Để đảm bảo sự an toàn khi tòa nhà xảy ra cháy nổ, bạn hãy tìm mua các loại phụ kiện thoát hiểm tại địa chỉ uy tín. Nguyên do là vì những sản phẩm không chất lượng thường hoạt động kém hiệu quả và có tuổi thọ thấp. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp phụ kiện thoát hiểm uy tín thì hãy tham khảo thương hiệu Hammered nhé. Những lợi ích tuyệt vời khi bạn trở thành khách hàng của Hammered là:
– Sản phẩm của thương hiệu có mẫu mã, kích thước và tính năng đa dạng nên khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp.
– Phụ kiện tại Hammered đều được thương hiệu sản xuất không qua trung gian nên có giá thành vô cùng hợp lý.
– Chúng tôi hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng cùng chính sách đổi trả rõ ràng.
– Khách hàng nhận được nhiều ưu đãi khi mua phụ kiện tại Hammered.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về mẫu cửa thoát hiểm chính hãng để khách hàng có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm và ưu điểm của bộ phụ kiện trên. Hammered chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.