Đối với những căn hộ chung cư có diện tích hạn chế việc sử dụng nội thất đa năng có thiết kế thông minh vừa giúp tiết kiệm không gian, vừa làm đẹp cho căn nhà. Phòng bếp thường có diện tích khiêm tốn nhất trong căn nhà vì vậy mà thiết kế tủ bếp nên được thiết kế hợp lý để không chiếm quá nhiều không gian chung. Tủ bếp chữ L là món nội thất được nhiều người ưa chuộng, cùng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này bạn nhé.
Bố cục phòng bếp chữ L là gì?
Lựa chọn kích thước tủ bếp
Tủ bếp chữ L thông thường được chia làm 2 phần bao gồm tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Với kích thước tủ bếp tiêu chuẩn như sau:
Tủ bếp dưới
– Chiều sâu của tủ bếp khoảng từ 45cm – 50cm
– Độ cao của tủ bếp dưới thường từ 80cm đến 90cm và kích thước mặt bàn bếp là 60cm
Tủ bếp trên
– Độ sâu tủ bếp trên trung bình từ 30cm đến 35cm
– Chiều cao của tủ bếp trên dao động từ 35cm đến 90cm, chiều cao tiêu chuẩn là 70cm
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 40cm – 60cm, nhưng kích thước tối đa chỉ nên là 70cm.
Bố trí các khu vực chức năng
Để đảm bảo bố cục tổng thể của tủ bếp chữ L hợp lý, bạn cần cần sắp xếp 5 khu vực chức năng cơ bản của bếp, bao gồm: tủ lạnh, kệ tủ, khu vực sơ chế, khu nấu nướng và khu vực bồn rửa.Phần cánh bếp lớn hơn thường là nơi đặt bồn rửa và kệ tủ, phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong nhà bếp. Kế bên bồn rửa là chiếc tủ lạnh đặt âm tường. Phần cánh còn lại của tủ bếp để cho khu vực bếp nấu.
Đặc biệt, cần đảm bảo tam giác hoạt động bếp – bồn rửa – tủ lạnh phải được bố trí hợp lý, tốt nhất là nên để mỗi khu vực này ở 1 cánh khác nhau.
Thêm quầy bar hoặc bàn đảo
Ngoài các khu vực chức năng kể trên cần có trong một chiếc tủ bếp chữ L, bạn hoàn toàn có thể đặt một bàn đảo bếp ở trung tâm của phòng bếp. Bàn đảo bếp là phần bếp được đặt tách rời ở phía trước tủ bếp hoặc chính giữa không gian bếp, phía sau người nấu để thuận tiện cho các thao tác chế biến và nấu nướng.
Đảo bếp như một cánh tay phải đắc lực của tủ bếp chữ L, có tác dụng giúp người nội trợ dễ dàng thao tác ở mọi hướng và còn được sử dụng như một chiếc tủ đựng đồ dùng nhà bếp có hệ thống ngăn tủ phía dưới. Hoặc bạn có thể bố trí thêm chậu rửa, bếp từ, quầy bar hoặc bàn ăn một cách linh hoạt đáp ứng tiện nghi sử dụng.
Bố trí bếp chữ L phù hợp phong thủy
Theo quan niệm xưa nay của ông bà ta thì hướng Đông Nam là hướng bếp lý tưởng cho tủ bếp chữ L. Hướng Nam hoặc Đông là những lựa chọn thứ yếu. Các chuyên gia cũng đề xuất rằng người nấu nên quay mặt về hướng Đông hoặc Bắc khi nấu thức ăn trong bếp.
– Hướng nhà bếp không thông thẳng với cửa chính của căn nhà vì theo quan niệm xưa sẽ dễ hao tài tốn của.
– Không nên đặt ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. Lửa thêm vào lửa sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
Tại sao nên sử dụng các thiết kế bếp chữ L cho không gian sống của bạn?
Lựa chọn tốt nhất cho không gian lưu trữ
Do bếp chữ L thường được thiết kế theo kiểu mô-đun và trải dài qua hai bức tường trong nhà bếp, chúng cung cấp nhiều không gian lưu trữ. Bếp chữ L có thể được trang bị một dãy tủ bên dưới quầy ngoài giá đỡ hoặc tủ chạy dọc theo các bức tường phía trên quầy.
Hơn nữa, cách bố trí bàn bếp chữ L cũng có thể có tủ ở góc, rất thích hợp để cất giữ những vật dụng cồng kềnh như xoong nồi. Đối với khả năng lưu trữ nâng cao này, bếp chữ L hoàn toàn ghi điểm chính trong khi cân nhắc đến yếu tố chức năng.
Bếp chữ L cho phép nhiều không gian nấu nướng hơn
Một cách khác mà nhà bếp chữ L có nhiều chức năng hơn phần còn lại là do chúng cực kỳ lý tưởng cho nhiều người nấu nướng trong nhà bếp cùng một lúc.
Nếu bạn và các thành viên trong gia đình đều thích nấu ăn, thì việc có đủ không gian là điều cần thiết. Tất cả chúng ta đều biết việc hoàn thành các món ăn có thể khó khăn như thế nào khi có quá nhiều người trong nhà bếp và không gian bếp nấu lại quá chật chội.
Lý do tại sao nhà bếp L là tối ưu cho nhiều người nấu nướng là do hình dạng L tạo ra nhiều không gian mở hơn để di chuyển hơn so với nhà bếp theo phong cách galley.
Không giống như nhà bếp nằm trên một bức tường, kiểu bố trí bàn bếp chữ L cũng đi kèm với hai không gian nấu nướng cho hai người riêng biệt có thể nấu ăn đồng thời mà không cản trở nhau.
Bạn có thể có thêm bồn rửa vào không gian bếp
Bếp chữ L về cơ bản có hai phân khúc không gian quầy nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp hai bồn rửa vào bếp ở hai bên chân của hình chữ L. Ngoài ra, bạn có thể dành một phần của quầy cho bếp nấu, phần còn lại cho bồn rửa và sau đó đặt một đảo bếp ở trung tâm của căn phòng với một bồn rửa khác.
Có hai bồn rửa là lý tưởng vì cái nhỏ hơn có thể dùng để lọc nước trong khi cái kia dùng để rửa bát và lau chùi. Hai bồn rửa cũng có thể giúp bạn đạt được một quy trình nấu nướng tối ưu hơn trong nhà bếp của bạn.
Kinh nghiệm thiết kế phòng bếp chữ L cho không gian sống của bạn?
Nếu chọn cách bố trí bếp chữ L thì gia chủ cần đảm bảo rằng khu bếp sau khi hoàn thiện đáp ứng được cả yêu cầu về chức năng lẫn yếu tố phong thủy.
Sắp xếp khu chức năng
Đối với gian bếp chữ L, cách bố trí cần phải đảm bảo nguyên tắc “luồng công việc”. Theo đó, các khu chức năng cần được sắp xếp theo thứ tự phù hợp để giảm thiểu quãng đường cần di chuyển trong quá trình nấu nướng.
Thông thường, một gian bếp nếu muốn đảm bảo về mặt chức năng thì cần có đủ năm khu vực sau:
– Khu vực chứa thực phẩm (tủ lạnh và khoang lưu trữ thực phẩm khô).
– Khu vật dụng (bát, đĩa, đũa thìa, cốc chén, ly tách)
– Khu rửa (máy rửa chén, chậu rửa và dụng cụ vệ sinh).
– Khu sơ chế ( vật dụng nấu, dao kéo, các loại gia vị và các thiết bị điện)
– Khu nấu (bếp nấu, lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi và các vật dụng để nấu).
Các khu chức năng của bếp nên được bố trí theo đúng thứ tự trên. Luồng công việc di chuyển theo chiều kim đồng hồ nếu người nội trợ thuận tay phải. Ngược lại, nếu người nội trợ thuận tay trái thì nên sắp xếp luồng công việc di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ.
Bố trí bếp chữ L theo nguyên tắc “tam giác”
Trong quá trình nấu nướng, người nội trợ sẽ thuận tay hoạt động theo ba vị trí chính theo hình tam giác trong căn bếp. Mỗi góc tam giác, gia chủ bố trí 1 bếp nấu, khu vực sơ chế và cuối cùng là bồn rửa tương ứng với 3 góc của căn bếp hình chữ L.
Trong đó có 03 khu vực quan trọng nhất là Khu vực Lưu trữ – Khu vực Dọn rửa – Khu vực Nấu nướng. Tương quan vị trí giữa ba khu vực này được gọi là “Tam Giác Bếp“.
Bố trí bếp chữ L cho không gian mở
Đây là cách thực tế nhất để sử dụng hình chữ L và phổ biến nhất. Bằng cách để một bên của bếp chữ L cạnh cửa sổ, cạnh còn lại sẽ là nơi chứa bếp nấu, khu vực sơ chế và tủ bếp.
Điều này sẽ giúp không gian căn bếp trông thoáng đãng, kích thích sự sáng tạo trong quá trình nấu nướng, mở rộng tầm nhìn. Đặc biệt cửa sổ có thêm hoa văn sẽ giúp tạo điểm nhấn đặc biệt cho khách đến chơi nhà.
Nhân đôi bố trí bếp chữ L
Nếu không gian còn rộng, gia chủ có thể chọn bố trí kết hợp khéo léo hai hình chữ L để tạo thành bếp chữ U. Quầy bếp chữ L nhỏ sẽ là nơi tích hợp thêm bộ bàn ghế, đồ ăn khi nấu xong sẽ được di chuyển đến đây, tiết kiệm không gian.
Trong khi quầy bếp chữ L lớn phục vụ việc chế biến. Sử dụng thêm một khu bếp chữ L giúp tạo thêm một khu riêng biệt vừa đủ mà không tạo cảm giác xa cách với khu nấu nướng chính.
Cách bố trí tủ bếp chữ L hợp phong thủy
Một trong những cách bố trí bếp chữ L được nhiều gia chủ quan tâm nhất chính là bố trí bếp hợp phong thủy. Dưới đây là một số lưu ý cho gia chủ:
– Hướng nhà bếp phải thuận lợi và lý tưởng nhất là hướng Đông Bắc. Vì nếu gia chủ đặt cửa chính nhà bếp ở các hướng còn lại dễ ảnh hưởng đến đường tài lộc và công danh của mọi thành viên trong gia đình.
– Hướng cùng chiều kim đồng hồ được xem là vị trí đặt cửa bếp tốt nhất.
– Không nên cất đồ ăn nặng như ngũ cốc, nguyên liệu khô ở góc đông bắc mà nên để ở vị trí có hướng Nam và Tây của khu vực bếp.
– Màu sắc phụ kiện bếp phải hợp phong thủy bản mệnh gia chủ, ví dụ: gia chủ mệnh Thủy, màu sắc không gian bếp cần bố trí màu xanh, tránh màu vàng, nâu đất.
Thiết kế bếp chữ L có bàn đảo
Cách bài trí bếp chữ L có bàn đảo cho phép nhiều người nấu ăn cùng nhau khi tổ chức tiệc tối hoặc bữa ăn gia đình. Ngược lại nếu không có một bàn đảo, gia chủ sẽ phải quay mặt đi với khách của mình khi đang bận chuẩn bị đồ ăn. Cách bố trí bếp chữ L có bàn đảo chỉ phù hợp với không gian bếp rộng rãi, gia chủ yêu thích tụ tập ăn uống tại gia.
Bố trí đèn sáng khu bếp chữ L
Nhà bếp được bố trí tủ bếp hình chữ L thường là hình vuông hoặc hình chữ nhật rộng, vì vậy ánh sáng nên tràn ngập khắp không gian một cách tự nhiên.
Thế nhưng, đối với những ngày u ám, đèn chiếu sẽ tập trung thêm ánh sáng vào các khu vực nấu nướng chính của gia chủ và tạo ra ánh sáng trên mặt bàn. Và vì vậy, việc bố trí đèn sáng khu bếp chữ L là điều hết sức quan trọng gia chủ nên lưu ý.
Tối đa hóa không gian lưu trữ tủ bếp chữ L đẹp
Những chiếc tủ cao kịch trần, tủ dưới với không gian lưu trữ rộng trong nhà bếp hình chữ L là một cách tuyệt vời để tối đa hóa không gian lưu trữ. Với khoang tủ bếp trên, gia chủ nên sử dụng các phụ kiện tủ bếp như giá bát nâng hạ, máy hút mùi, giá bát cố định,… Ngược lại khoang tủ bếp dưới sẽ phù hợp với phụ kiện khác như thùng gạo thông minh, thùng rác, ngăn kéo bát đĩa, xoong nồi,…
Nếu gia chủ có một nhà bếp hình chữ L không gian mở, hãy tạo ra sự ngăn cách giữa nhà bếp và khu vực sinh hoạt chung bằng các vật liệu lát sàn khác nhau, thậm chí các cấp sàn khác nhau. Cách bố trí bếp chữ L này sẽ giúp căn bếp thêm sinh động, tạo cơ hội để gia chủ thư giãn tối đa.
Lưu ý khi bố trí bếp chữ L
Việc bố trí căn bếp chữ L tiện nghi là vậy, tuy nhiên các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Sắp xếp các khu vực nấu và khu vực sơ chế cạnh nhau
– Khu vực nấu nướng cần được đặt cách khu vực chậu rửa bát tối thiểu 60cm
– Các vật dụng nhà bếp cần được bố trí ở một chỗ cố định. Máy rửa bát nên được đặt gần bồn rửa để sử dụng thuận tiện hơn.
– Kích thước căn bếp và kích thước tủ bếp chữ L phải được khớp và hài hòa với nhau
– Ổ điện phải nằm cách mặt bếp tối thiểu 15 cm và tránh xa hoàn toàn khu vực sơ chế và rửa bát tránh tình trạng nước dăng vào gây rò rỉ điện.
Hy vọng bài viết trên mà Hammered chia sẻ đã cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bố trí bếp chữ L sao cho đảm bảo về thẩm mỹ và yếu tố phong thủy nhưng cũng không kém phần tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Từ đó, bạn có thể lựa chọn và thiết kế gian bếp phù hợp với ngôi nhà của mình. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua bộ bàn ghế ăn cơm gia đìnhcùng với tủ kệ khác cho nội thất phòng ăn nhà mình hoàn thiện hơn nhé.