Tay đẩy hơi hay còn được gọi là tay co thủy lực, tay đẩy thủy lực, cùi chỏ hơi, cùi chỏ thủy lực,… Đây được xem là một trong những phụ kiện quan trọng được gắn trên cửa. Chúng có những công dụng rất tốt trong việc bảo vệ cánh cửa bị tác động mạnh từ ngoại cảnh.
Đặc Điểm Của Tay Đẩy Hơi
Cấu tạo
Tay đẩy hơi (tay co thủy lực) được cấu tạo gồm hai bộ phận đó là 1 hộp áp lực và 2 tay co di động
– Hộp áp lực: là hệ thống lò và thủy lực giúp đóng cửa từ từ. Hộp áp lực được lắp đặt cố định vào khung cửa hoặc cánh cửa.
– Hai tay co di động: là hệ thống khớp nối giúp chuyển lực từ hộp áp lực để đóng cửa.
Tay đẩy hơi là thiết bị giúp đóng cửa tự động khi mở cửa, lực lò xo của tay co sẽ kéo cánh cửa vào và đóng lại một cách tự động tạo sự thoải mái, tiện lợi cho con người. Điều này giúp cho cửa luôn duy trì ở trạng thái đóng, nhờ đó hệ thống cửa được bảo vệ tốt hơn, chống va đập khi có gió lùa.
Chức năng tay đẩy hơi (tay co thủy lực)
Tay co thủy lực (tay đẩy hơi) có 2 loại chính là có dừng 90 độ và không dừng 90 độ:
– Tay co dừng 90 độ
– Tay co không dừng 90 độ
Ứng dụng: các văn phòng kĩ thuật, cửa thoát hiểm, cửa phòng kho, bệnh viện, trường học…
Thông tin kỹ thuật
Tay đẩy hơi xám sơn 90° dừng (HMR 602.90GR) là loại tay có có điểm dừng ở góc 90 độ, tức khi mở cánh cửa đến góc 90 độ thì cửa sẽ tự động giữ lại.
– Tải trọng: 40-65kg
– Bề mặt: Sơn xám
– Quy cách đóng thùng: 10 cái/thùng
Cách Lắp Đặt Tay Đẩy Hơi Đúng Chuẩn
Bước 1: Lấy dấu bắt vít
Thông thường, khi bạn mua tay co thủy lực thì trong mỗi hộp đều có hướng dẫn vị trí lắp. Bạn có thể dựa trên tờ giấy hướng dẫn để có thể lấy dấu để bắt vít cho đúng chuẩn.
Bước 2: Khoan mồi vị trí vặn vít
Sau khi đã lấy được dấu của vị trí các con vít thì bạn nên khoan mồi các vị trí này theo cách sau:
- Cách 1: bạn có thể dùng mũi khoan có đường kính nhỏ hơn đường kính vít để khoan
- Cách 2: bạn có thể bắn trực tiếp vít vào mà không cần khoan mồi
Chú ý:
- Đối với các loại cửa được làm bằng chất liệu nhựa hoặc gỗ thì bạn nên dùng vít đầu nhọn
- Đối với cửa kim loại thì bạn nên dùng vít có đầu tự khoan
Bước 3: Sau khi đã khoan mồi, bạn sẽ sử dụng vít để siết giữ cố định tay đòn, hộp thủy lực vào cửa
Bước 4: Sau đó, các bạn gắn tiếp các phần còn lại của tay đòn vào hộp thủy lực
Bước 5: Gắn cố định hai phần tay đòn lại với nhau
Ở phần cố định tay đòn thì:
- Đầu tiên, bạn nên chỉnh phần tay đòn thẳng góc 90 độ so với cánh cửa. Và chiều dài phải khớp với trục giữa hai tay đòn
- Thứ hai, bạn nên nhả lỏng con ốc lỏng ra một xíu để có thể giữ cố định chiều dài
- Thứ ba, bạn có thể vặn ra vào để tay đòn có thể dài hoặc ngắn lại miễn cho khớp với trục giữa hai tay đòn
Hammered – Nhà Phân Phối Các Phụ Kiện Nội Thất Đáng Tin Cậy
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang có bất kì thắc mắc nào liên quan đến Phụ kiện nội thất Hammered hay Đại lý/ Cửa hàng đăng kí mua hàng với giá tốt nhất nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.