những lưu ý thiết kế phòng bếp

Kiến Trúc Sư cần lưu ý gì khi Thiết Kế Phòng Bếp

Phòng bếp không chỉ là khu vực nấu nướng mà còn là nơi mọi thành viên trong gia đình tụ họp và tương tác hàng ngày. Vì vậy, việc tối ưu hóa không gian, tạo ra sự thoải mái và tiện nghi cho không gian nhà bếp là những điều cực kỳ quan trọng. Qua bài viết này, Hammered sẽ giới thiệu đến bạn những điểm cần lưu ý khi thiết kế phòng bếp để bạn có thể tự tin hơn trong quá trình lên ý tưởng và thực hiện dự án của mình nhé.

Vì sao cần chú trọng việc thiết kế phòng bếp

Thiết kế phòng bếp không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp đồ đạc (tủ chén, bếp, tủ lạnh,…) và không gian. Thực ra, đó là quá trình tinh chỉnh và kết hợp các yếu tố như màu sắc, ánh sáng, trang trí và kiến trúc để tạo ra một không gian bếp đa năng và hài hòa.

Khi được thực hiện đúng cách, thiết kế phòng bếp không chỉ mang lại sự tiện ích mà còn đảm bảo tính linh hoạt. Nhờ đó, gia chủ có thể tối ưu hoá được không gian và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách hiệu quả.

vì sao cần chú trọng thiết kế phòng bếp
Vì sao cần chú trọng thiết kế phòng bếp

Ngoài ra, thiết kế nội thất phòng bếp còn tạo ra một môi trường sống lành mạnh bằng cách đảm bảo sự lưu thông tự nhiên của không khí và ánh sáng. Cuối cùng, việc lựa chọn vật liệu và thiết kế sao cho hài hòa với phong thủy cũng đem lại một không gian bếp thẩm mỹ hơn.

Thiết kế phòng bếp như thế nào sao cho khoa học?

Thiết kế nội thất phòng bếp một cách khoa học sẽ đảm bảo sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả trong quá trình nấu nướng. Chính vì thế, bạn nên thể hiện sự logic trong cách bài trí và tận dụng các nguyên tắc về màu sắc, ánh sáng, chất liệu,… Sau đây, Hammered sẽ giới thiệu đến bạn những quy tắc quan trọng khi thiết kế không gian bếp nhé.

Lựa chọn phong cách bếp phù hợp

Chọn kiểu bếp phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa không gian, đảm bảo sự linh hoạt và tiện ích cho khu vực nấu nướng. Dưới đây là một số kiểu bếp bạn có thể tham khảo.

Kiểu bếp chữ U

Bếp chữ U là kiểu bố trí mà các thành phần của bếp sẽ được sắp xếp theo hình dáng của chữ U. Cụ thể, bếp sẽ bao gồm ba tường, trong đó hai tường ở hai bên đối diện nhau và một tường ở phía sau. Các thiết bị nấu nướng, bếp gas hoặc điện thường được bố trí xung quanh các bức tường này để tạo ra một không gian tiện lợi. Kiểu bếp chữ U thích hợp cho các không gian rộng và thường được sử dụng trong các căn biệt thự hoặc căn hộ có diện tích lớn.

Kiểu bếp chữ U

Kiểu bếp chữ i

Kiểu bếp chữ I là một trong những kiểu bố trí bếp phổ biến nhất hiện nay. Thiết kế này bao gồm việc sắp xếp các thành phần của bếp theo một dãy thẳng để tạo ra một không gian bếp liền mạch. Mẫu tủ bếp thẳng đẹp và thiết kế đơn giản trong kiểu bếp chữ I không chỉ mang lại vẻ ngoài hiện đại mà còn tối ưu hóa công năng sử dụng. Đặc biệt, kiểu bếp này còn phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, đặc biệt là phong cách hiện đại.

Kiểu bếp chữ i

Kiểu bếp có bàn đảo

Bàn đảo thường được sử dụng như một không gian phụ để chuẩn bị thức ăn hoặc là nơi dùng để ăn. Đặc điểm chính của kiểu bếp này là sự linh hoạt và tiện ích mà bàn đảo mang lại. Chính vì thế, bếp có bàn đảo thường phù hợp cho những ngôi nhà có phong cách thiết kế hiện đại và sang trọng.

Kiểu bếp có bàn đảo

Kiểu bếp chữ L

Kiểu bếp chữ L gồm có 2 tủ bếp tạo thành một góc vuông. Các mẫu tủ bếp đẹp kiểu chữ L có thể được thiết kế để kê sát vách tường và tận dụng tối đa góc tường. Vì vậy, thiết kế này sẽ thích hợp cho các không gian có diện tích nhỏ hoặc hẹp.

Kiểu bếp chữ L

Kiểu bếp song song

Đặc điểm của kiểu bếp song song là sự linh hoạt và khả năng tận dụng tối đa không gian. Nhờ đó, gia chủ có thể thuận tiện thực hiện các hoạt động nấu nướng và chuẩn bị thức ăn.

Kiểu bếp song song

Thiết kế tủ bếp để tiện lợi và tối ưu công năng

Để tối ưu công năng và đảm bảo sự tiện lợi cho phòng bếp, bạn cần ứng dụng một số giải pháp thông minh sau.

Thiết kế bếp tiện lợi và tối ưu công năng
Thiết kế bếp tối ưu công năng tiện lợi

Quy tắc luồng công việc

Nguyên tắc luồng công việc trong thiết kế nội thất nhà bếp giúp bạn tổ chức không gian một cách khoa học và thuận tiện nhất. Quy tắc này đề xuất việc chia phòng bếp thành năm khu vực chính, bao gồm: khu chứa thực phẩm, khu vật dụng, khu rửa, khu sơ chế và khu nấu. Các khu vực này được sắp xếp theo một trình tự logic để bạn tiết kiệm thời gian khi nấu nướng.

Tối ưu không gian bằng cách sắp xếp vị trí vật dụng bếp

Bên cạnh kiểu bếp, bạn cũng cần tối ưu hoá không gian nhà bếp bằng cách sắp xếp và sử dụng các vật dụng thông minh. Cụ thể như sau:

  • Đặt bếp nấu gần chậu rửa bát để thuận tiện trong quá trình sử dụng.
  • Bố trí bếp nấu sao cho cách chậu rửa bát ít nhất 60cm để tránh va chạm và đảm bảo an toàn.
  • Duy trì khoảng cách ít nhất 30cm giữa hai bếp để tránh va chạm khi sử dụng tay cầm.
  • Đo kích thước cửa sổ để có không gian vừa đủ cho việc bố trí đồ đạc bên dưới
  • Sắp xếp các vật dụng như lò nướng và dao thớt ở vị trí cố định để dễ dàng sử dụng.
  • Đặt máy rửa bát gần chậu rửa bát để thuận tiện trong việc sử dụng.
  • Đảm bảo rằng ổ điện cách mặt bếp ít nhất 15cm để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng nội thất thông minh như ngăn kéo, giá đỡ nhiều tầng và hệ ray hộp cho tủ để tăng cường tiện ích cho không gian bếp.

Đảm bảo ánh sáng, thông gió cho không gian bếp

Tận dụng nguồn sáng tự nhiên là điều cần thiết trong thiết kế bếp. Thông qua việc bố trí các cửa sổ hoặc ô cửa để tối ưu hóa ánh sáng mặt trời, bạn có thể giúp khu vực nấu nướng trở nên thoáng đãng và sáng sủa hơn. Đồng thời, việc lựa chọn và bố trí hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo cũng là yếu tố quan trọng để mang lại nguồn ánh sáng tốt nhất cho căn bếp.

Nếu không gian cho phép, việc đặt một cửa sổ gần khu vực bồn rửa cũng sẽ giúp nhà bếp được thông thoáng. Ngoài ra, để tránh mùi thức ăn khó chịu, bạn hãy thiết kế các cửa sổ thông gió hoặc sử dụng hệ thống thông gió thông minh. Bên cạnh đó, kiến trúc sư cũng nên bố trí quạt hút gió ở bên ngoài tường, cao hơn mặt bếp ít nhất 75cm để giúp không gian bếp không còn mùi hôi khó chịu và sạch sẽ hơn.

Màu sắc sẽ phần nào bộc lộ cá tính gia chủ

Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp của không gian bếp. Việc lựa chọn màu sắc cho căn bếp có thể dựa vào sở thích cá nhân, tính thẩm mỹ cũng như sự hài hoà với không gian tổng thể và yếu tố phong thủy. Đối với những căn bếp có diện tích hạn chế, bạn nên lựa chọn các gam màu tươi sáng làm chủ đạo.

Chọn gam màu tươi sáng

Chất liệu tủ bếp và các thiết bị nội thất

Gỗ là một chất liệu truyền thống được ưa chuộng trong thiết kế tủ bếp. Tuy nhiên, tủ bếp gỗ công nghiệp cũng đang dần trở nên phổ biến với nhiều ưu điểm như thiết kế hiện đại, đa dạng phong cách, độ bền cao và giá thành phù hợp. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách, bạn cũng có thể tham khảo các mẫu tủ bếp nhôm kính để tiết kiệm chi phí và tối ưu công năng sử dụng.

Chọn chất liệu tủ bếp

Đảm bảo an toàn

Khi thiết kế phòng bếp, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu vì khu vực này dễ xảy ra hỏa hoạn và tai nạn nguy hiểm. Do đó, bạn cần lưu ý đến việc chọn đồ vật có các góc bo tròn để tránh góc nhọn, sử dụng sàn nhà chống trượt để giảm nguy cơ trượt ngã. Đồng thời, kiến trúc sư cũng phải sắp xếp nội thất nhà bếp một cách khoa học và hạn chế tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời lên các thiết bị như bếp ga, lò vi sóng, tủ lạnh để tránh nguy cơ gây cháy nổ.

Thiết kế đảm bảo an toàn

Những lưu ý khi thiết kế nội thất bếp về mặt phong thủy

Phòng bếp không chỉ là nơi để nấu ăn mà còn là không gian để sum họp, quây quần và sinh hoạt gia đình. Theo quan niệm phong thủy, bếp ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tài lộc của của gia chủ. Vì vậy, khi thiết kế phòng bếp, bạn nên tham khảo các nguyên tắc phong thủy để đảm bảo vận khí tốt và tránh xa những điều không may mắn.

thiết kế nội thất bếp phong thủy
Lưu ý khi thiết kế bếp về phong thủy

Hướng bếp hợp phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, hướng bếp cần được đặt ở hướng lành để loại bỏ tà khí và thu hút tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, việc lựa chọn hướng bếp cũng cần phù hợp với bản mệnh của gia chủ. Khi thiết kế bếp, bạn nên tránh đặt bếp quay lưng về hướng nhà ở để không cản trở đường tài lộc.

Đồng thời, kiến trúc sư cũng cần xem xét việc thiết kế cửa bếp sao cho phù hợp với không gian bếp. Tuy nhiên, bạn không nên đặt nặng vấn đề về phong thủy khi thiết kế phòng bếp. Thay vào đó, bạn nên xem phong thủy như một yếu tố tham khảo và bổ sung với các yếu tố khác như tính thẩm mỹ, tiện ích và sự thoải mái trong sử dụng.

Màu sắc chủ đạo của bếp

Theo dân gian, Mạch sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Vì vậy, khi chọn màu sắc cho phòng bếp, bạn nên ưu tiên các gam màu như xanh, đỏ sậm, cam hoặc vàng. Đặc biệt, trong khu vực nấu nướng, kiến trúc sư hãy sử dụng các gam màu sáng với họa tiết đơn giản để tạo cảm giác thoải mái. Việc sơn các gam màu nóng có thể gây cảm giác khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi khi nấu nướng.

Nội thất hợp phong thủy

Bằng cách thiết kế nội thất phù hợp với nguyên tắc phong thủy, bạn có thể thu hút năng lượng tích cực, giúp cải thiện tài lộc, sức khỏe và tình cảm trong gia đình. Một số điểm mà kiến trúc sư nên lưu ý là:

  • Trong phong thủy, bạn cần tránh sử dụng bàn ăn có góc nhọn như hình bình hành hay hình lục giác. Thay vào đó, bạn có thể chọn bàn tròn, hình vuông, chữ nhật, hoặc elip để tạo cảm giác quây quần và ấm áp.
  • Khi đặt bàn ăn, gia chủ không nên sử dụng các phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu và hạn chế bố trí bàn ăn ở những vị trí khuất, tránh xa cửa ra vào. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt bàn ăn ở vị trí ngang hoặc trực tiếp đối diện với bàn thờ thần tài hoặc tổ tiên để tránh thu hút những điều không may mắn.
  • Đối với các đồ dùng khác như nồi cơm điện, lò vi sóng, bạn không nên đặt chúng ở hướng ra ngoài cửa để tránh tạo cảm giác thất thoát thức ăn trong gia đình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các lưu ý khi thiết kế phòng bếp mà bạn có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bố trí không gian bếp thêm tiện nghi và an toàn. Hammered chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. 

Có thể bạn quan tâm:

Quy tắc tạo bố cục trong thiết kế nội thất không thể bỏ qua

Phụ kiện lắp đặt cho tủ bếp thương hiệu Hammered

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *